ƯỚC LƯỢNG ĐỘ CAO THEO SINH CẢNH RỪNG LIỆU CÓ KHÓ KHÔNG? HAY CHỈ LÀ NHỮNG NGƯỜI CHUYÊN NGHIỆP MỚI XÁC ĐỊNH ĐƯỢC? KHÔNG HỀ KHÓ CÁC BẠN NHÉ!
Càng lên cao nhiệt độ càng giảm, độ ẩm cũng thay đổi. Chưa kể có sự thay đổi về địa hình, sông suối. Chính vì điều này, thực vật cũng thay đổi từ thấp lên cao. Vậy nên, nếu là một người thường xuyên đi dã ngoại, hãy chú ý đến sinh cảnh. Từ đó, có thể phán đoán được độ cao tương đối.
- Rừng thưa: Ở chân núi (có thể chừng 300m) nhiệt độ cao hơn, nhiều vùng còn có khí hậu khô nóng, nên thực vật chủ yếu là cây bụi, rừng khô, tre nứa.
- Rừng thường xanh: Lên cao hơn một chút (có thể chừng 600m-1,000m) bắt đầu xuất hiện hệ rừng rậm rạp với dây leo chằng chịt, thường gọi là rừng rậm nhiệt đới hoặc rừng thường xanh. Ở đây có sự xuất hiện của đác, đùng đình,…
- Rừng núi cao: Lên cao hơn (thường chừng 1.800m trở lên) sẽ xuất hiện những loài như phong, thông, dẻ, pơ mu hay các ngành thông, lá kim. Đặc biệt, những khu rừng này có rất nhiều rêu, mọc khắp nơi từ các cành cây gãy ngã lâu ngày hoặc khắp thân cây còn sống. Càng lên cao thì sẽ xuất hiện những cánh rừng lùn với những cây như đỗ quyên, cây ngành thông.