Phòng Tránh và Sơ Cứu Nhanh khi Bị Rắn Cắn: Bí Quyết An Toàn Trong Tình Huống Khẩn Cấp

“Khi đi gặp rắn thì may, khi về gặp rắn chẳng may bị đòn”.

Ý nói nếu bạn đang trên đường từ nhà đi mà gặp rắn thì sẽ may mắn, gặp rắn độc thì càng may mắn, còn gặp rắn hổ mang thì vô cùng may mắn…nếu không bị cắn.

Việc phân loài, nhận dạng không phải là dễ dàng nếu không thạo, không quen, không có kiến thức. Mình thật may mắn khi quen biết với những người am hiểu nhiều về rắn như Phan Thức, Phạm Minh Hiếu, Nguyễn Chí Lâm, Nguyễn Phương,… Các bạn ấy từng chỉ dẫn nhiều về cách phòng tránh rắn, mình có ghi chú lại và chia sẻ cùng các bạn nhé!

  • Loài rắn Chàm Quạp có thói quen nằm trên đường vậy nên bạn hãy luôn mang giày, ủng khi đi bộ trên lối mòn.
  • Loài rắn Lục miền nam có thói quen hoạt động ở những tán cây ven suối. Do vậy, bạn nên sử dụng đèn pin và chú ý kỹ khi di chuyển trong đêm tối, khi đi ven suối.
  • Không ngủ dưới đất, nếu có, hãy sử dụng màn/mùng hay lều hoặc vật ngăn cách.
  • Không cho tay vào khe hở, gỗ mục, hốc đá, hay những nơi mà rắn có thể ẩn nấp.
  • Dọn dẹp bãi trại sạch sẽ để phát hiện và tránh thu hút rắn đến trú ngụ hay săn mồi.
  • Và điều quan trọng nhất là chủ động tránh rắn (khi đã hoặc chưa định danh được loài) trong môi trường tự nhiên, không cố tình bắt hay đuổi giết. Nếu phát hiện rắn, hãy giữ bình tĩnh và giữ khoảng cách với con rắn, đảm bảo rằng mọi người đều tránh xa con rắn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *