“Vác nhiều thì nặng – vác ít thì sợ thiếu, mà vác đủ thì không biết như nào là đủ.”
Người mới bắt đầu thường sợ thiếu nên cố mang nhiều đồ cho vào balo xong nhấc thử thì không nổi. Đừng lo, thông thường, bạn sẽ được nhà tổ chức tư vấn, gửi danh sách đồ cá nhân cần chuẩn bị và khi đi theo tour sẽ có bộ phận khuân vác, chuyên chở vật dụng riêng biệt, bạn có thể hỏi về việc gửi đồ với mức chi phí phù hợp. Còn các đồ cá nhân thì bạn vẫn phải tự mang nhé!
Và làm sao để xác định bạn nên mang vác trọng lượng bao nhiêu là phù hợp?
Trước hết, bạn cần hiểu rõ cơ thể của mình: Mỗi người có thể lực khác nhau. Những người làm công việc văn phòng ít vận động sẽ không quen di chuyển như những bạn thường xuyên tập luyện thể thao. Các bạn nam thường có sức khỏe tức thời, còn các bạn nữ thường có sức bền. Tất nhiên, những điều trên chỉ mang tính tương đối. Trong thực tế, số lượng các bạn nữ tham gia tour thường nhiều hơn nam. Không ít lần, trong một đoàn chỉ thấy toàn là nữ. Bạn cần tự đánh giá độ bền sức khỏe của chính bạn, thử vác balo nặng 5kg-9kg xem như thế nào, việc hiểu rõ cơ thể của mình rất quan trọng.
Hiểu rõ mình sẽ mang những gì: Điều này liên quan đến việc chuẩn bị đồ đạc, thiết bị. Nhằm giảm trọng lượng, bạn nên mang đồ dùng càng nhẹ càng tốt, việc mang vác nặng nề sẽ ảnh hưởng đến các vấn đề về xương khớp sau này của bạn.
Danh sách đồ dùng các bạn nên chuẩn bị cho chuyến dã ngoại,
Ngủ nghỉ:
- Túi ngủ, lều (nếu đi theo tour thì sẽ có người khuân vác)
Di chuyển:
- Giày (bắt buộc mang theo)
- Trang phục có tính chất nhẹ, nhanh khô:
- 1 chiếc áo mưa (loại cánh dơi hoặc áo bộ), mình thích cánh dơi vì phủ được cả balo
- 1 chiếc áo khoác ấm (loại áo giữ nhiệt), mình thích mang áo gió, nó nhanh khô, chống gió
- 3 chiếc áo thun (dài hoặc ngắn tay) luôn để dành 1 cái còn lại dùng ở chặng cuối của hành trình
- 2 chiếc quần dài (luôn để dành 1 cái còn lại dùng ở chặng cuối của hành trình)
- 1 chiếc quần sooc (dùng vào cuối hành trình)
- 2 chiếc quần lót (luôn để dành 1 cái còn lại dùng ở chặng cuối hành trình)
- 2 chiếc tất/vớ loại dày và dài (dành 1 chiếc dự phòng hoặc dùng giữ ấm khi ngủ)
Phụ kiện có tính chất gọn gàng:
- Gậy leo núi (nếu đi theo tour thì nhà tổ chức cung cấp)
- Dép
- Giấy vệ sinh, bao tay
- Kem đánh răng, bàn chải, kem chống nắng, xịt muỗi
- Thiết bị điện tử
- Túi y tế (khuyến nghị nên có)
Thực phẩm dự phòng:
- 1 hộp ngũ cốc nguyên hạt
- 2 trái táo để ăn lúc chưa có đồ ăn
- 3 thanh Kitkat rất giàu năng lượng
Đồ ăn tập thể cho nhóm (thịt nướng, gà nướng, rau củ, rượu,…) do đơn vị tổ chức tour chuẩn bị, họ sẽ chịu trách nhiệm khuân vác. Như vậy, mức trọng lượng phù hợp cho một người mới bắt đầu đi dã ngoại, đi theo tour thường là:
- Nữ là 05-07kg, phù hợp sử dụng balo 20-30l.
- Nam là 07-09kg, phù hợp sử dụng balo 40-50l.
1 Comments
[…] cũng có thể xem thêm một bài viết rất hay về đề tài “Trọng lượng cho người mới bắt đầu nên mang” để có thêm cân nhắc khi đưa ra lựa chọn về chiếc ba lô lý tưởng […]