Khi di chuyển từ điểm này tới điểm khác trong một hành trình thì sẽ có nhiều đơn vị để đo lường là quãng đường, vận tốc, thời gian. Trong đó, tùy theo địa hình mà áp dụng đơn vị đo phù hợp.
- Đơn vị quãng đường phù hợp cho địa hình bằng phẳng, có sẵn lối mòn hoặc đường đi.
- Đơn vị thời gian được áp dụng nhiều hơn, bởi là thước đo từ rất lâu, áp dụng cho đa địa hình.
Người xưa, khi tính khoảng cách thường dùng đơn vị thời gian, vì đó là đơn vị mang tính chính xác cao. Như đi từ điểm này tới điểm kia hết bao nhiêu ngày đường? Như đồng bào miền núi thường nói “đi từ lúc sáng tinh mơ đến khi mặt trời lặn,…” vì đường đi không phải lúc nào cũng bằng phẳng để tính theo km, mà lúc lên lúc xuống, gập gềnh.
Hiện tại, các tuyến đi bộ dã ngoại thường được đo bằng km, tuy nhiên đơn vị đo lường này không chính xác bởi địa hình phức tạp sẽ không đo được. Nếu lấy quãng đường đo thì đỉnh Everest cũng chỉ dài 8.848m, tương đương khoảng 9 km mà thôi. Trong khi nhiều tuyến đường xuyên rừng đã dài hàng chục km rồi, vậy nên lấy đơn vị quãng đường là không chính xác được. Nhưng tại sao các đơn vị vẫn dùng?
Bởi khi nói đến số lượng km thì khách tham gia sẽ hình dung được quãng đường phải đi. Nhưng đâu biết rằng với 1 km đường bằng phẳng thì họ đi trong vòng 30 phút và cũng với 1 km nhưng đường dốc, rừng rậm có khi đi cả mấy ngày cũng không thể tới được.