Chương 1: Đau Mắt Đỏ Ở Phố
Đau mắt đỏ (Viêm kết mạc) là tình trạng viêm nhiễm mắt thường gặp do vi khuẩn, virus hoặc dị ứng gây ra. Bệnh dễ lây qua đường hô hấp, hay tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với dịch rỉ mắt của người bệnh. Bệnh rất thường gặp và dễ điều trị.
-
Đau mắt đỏ chữa như thế nào?
Khi đau mắt đỏ, bạn không nên tự điều trị, cần đến khám ngay với bác sĩ chuyên khoa mắt để được khám và chẩn đoán ,điều trị vì có những trường hợp đau mắt đỏ do viêm loét giác mạc, viêm màng bồ đào, viêm nội nhãn …Tùy vào nguyên nhân gây đau mắt đỏ, bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị thích hợp:
- Đau mắt đỏ do virus: Bệnh tự khỏi sau vài ngày. Người bệnh có thể tự chườm lạnh để giảm triệu chứng phù nề; rửa mặt bằng nước muối sinh lý (natriclorit 0,9%) và nhỏ nước mắt nhân tạo. Nếu bị dử mắt nên đến bs khám ,hướng dẫn điều tri
- Đau mắt đỏ do vi khuẩn: Bác sĩ sẽ khám – kê đơn –hướng dẫn điều trị (vệ sinh mắt ,thuốc kháng sinh ,kháng viêm …)
- Đau mắt đỏ do dị ứng: Bệnh nhân cần tránh tiếp xúc với tác nhân gây bệnh nếu biết; bác sĩ sẽ kê toa thuốc nhỏ hoặc thuốc uống giảm tình trạng dị ứng; Nhỏ nước mắt nhân tạo để giảm cảm giác ngứa.
-
Biện pháp phòng và tránh lây đau mắt đỏ
- Phòng bệnh:
Sử dụng khăn, vật dụng cá nhân riêng trong gia đình và nơi làm việc; Không dụi mắt, Rửa tay thường xuyên đặc biệt sau khi ở nơi công cộng; Sử dụng dung dịch vệ sinh tay; Mang kính bảo vệ mắt khi ra ngoài; Bổ sung các chất dinh dưỡng như vitamin C, A, E…
- Tránh lây lan bệnh:
Khi bị đau mắt đỏ, người bệnh nên nghỉ học hoặc nghỉ làm vài ngày cho đến khi khỏi hẳn để tránh lây bệnh ra cộng đồng ; Khi sử dụng thuốc nhỏ mắt, không nên để đầu lọ thuốc chạm vào mắt và lông mi vì sẽ làm vi khuẩn bám vào lọ thuốc; Giữ vệ sinh để đảm bảo không lây truyền cho người xung quanh bằng cách rửa tay thường xuyên trước và sau khi chạm vào mắt.
Và điều quan trọng nhất: Hãy chuẩn bị sẵn các loại thuốc dùng để phòng bệnh, trị bệnh theo kê đơn của bác sĩ, hoặc tư vấn của nhân viên y tế. Các bạn nhé!
Chương 2: Túi Y Tế Dã Ngoại: Sự An Toàn Bên Bạn Trên Mọi Cuộc Hành Trình có thực sự quan trọng?
Điều mình luôn dặn lòng trước khi vào rừng là “trong rừng bất cứ tình huống nào cũng có thể xảy ra”. Suốt hành trình, ta đi qua rất nhiều địa hình và có thể sẽ gặp những vấn đề về sức khỏe. Vậy nên, điều tiên quyết là phải chuẩn bị vật dụng y tế.
Theo mình thấy, thực sự có rất ít người mang theo túi y tế khi đi trekking. Thường có hai lí do chính, là chủ quan không cần hoặc nghĩ rằng người dẫn đường sẽ mang theo. Nhưng trong hành trình, người dẫn đường có thể đi trước bạn, rất xa bạn nên nếu gặp chấn thương bạn sẽ phải chờ đợi. Nhất là các bạn có yếu tố bệnh lý riêng như tụt canxi, huyết áp càng nên chuẩn bị cho riêng mình. Vậy chuẩn bị như thế nào, phân loại ra sao? Mình xin chia sẻ túi y tế của mình, gồm có các nhóm thuốc cơ bản như sau:
- Nhóm thuốc dùng ngoài da:
- Thuốc xịt, kem bôi chống côn trùng: để tránh sự tấn công của muỗi như Soffell, Deep, …
- Thuốc bôi khi bị côn trùng đốt: nhằm kháng viêm và làm giảm cảm giác đau ngứa ở những vùng da bị đốt Gentrisone, …
- Thuốc khử trùng, tránh viêm nhiễm: xảy ra tình huống trượt ngã, xây xước thì sẽ sử dụng thuốc sát trùng, sát khuẩn cần thiết như Oxi già, Povidine, …
- Thuốc nhỏ mắt: mắt có thể bị tổn thương do côn trùng bay vào mắt, sử dụng Rohto, …
2. Nhóm thuốc uống điều trị:
- Thuốc trị cảm sốt, giảm đau: Thuốc trị cảm phổ biến như Paracetamol, Decolgen, Hapacol,…
- Thuốc tiêu hóa: Những loại thuốc trị tiêu chảy, trị đầy hơi khó tiêu, không tiêu như gói men tiêu hóa, thuốc Berberin, Oresol, …
- Những vật dụng y tế bổ sung:
- Bông gòn, băng gạc, kéo y tế, nhiệt kế, kim chỉ, miếng dán vết thương hở. Các dụng cụ y tế, thuốc y tế cần được đựng riêng từng túi để dễ phân biệt. Túi y tế cần để nơi dễ lấy và chống thấm nước. Những thuốc được liệt kê, vui lòng đọc kĩ hướng dẫn trước khi sử dụng hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ.