CẨM NANG LEO NÚI – ĐI RỪNG

Ước Lượng Độ Cao Dựa Trên Cảnh Quan Rừng: Cách Đo Đạt Độ Cao Trong Cuộc Hành Trình

Càng lên cao nhiệt độ càng giảm, độ ẩm cũng thay đổi. Chưa kể có sự thay đổi về địa hình, sông suối. Chính vì điều này, thực vật cũng thay đổi từ thấp lên cao. Vậy nên, nếu là một người thường xuyên đi dã ngoại, hãy chú ý đến sinh cảnh. Từ đó, có thể phán đoán được độ cao tương đối. Rừng thưa: Ở chân núi (có thể chừng 300m) nhiệt độ cao hơn, nhiều vùng còn có khí hậu khô…

Chế Biến Rau Rừng Tươi Ngon: Hướng Dẫn Tận Dụng Thiên Nhiên Trong Bữa Ăn

Độc tố luôn tồn tại trong từng bộ phận của cây rừng. Nên với những loại cây ăn được bạn cần phải sơ chế kỹ. Măng cần luộc kỹ để khỏi đắng Mùa mưa là mùa măng mọc. Có những loài măng từ tre, nứa…sau khi luộc có thể ăn được. Tuy nhiên, nếu đó là măng le, bạn không biết cách sơ chế thì ăn sẽ rất đắng. Le mọc nhiều ở rừng khô, ven suối. Với loài măng này chúng ta có hai…

Tương Tác Giữa Muỗi và Rừng: Bí Mật Của Mối Quan Hệ Trong Hệ Sinh Thái Tự Nhiên

Mọi người thường lo lắng không biết trong rừng có muỗi không? Có bị sốt rét không? Rừng hay chỗ nào cũng đều có muỗi, tùy từng khu vực, kiểu khí hậu mà có ít hay nhiều. Việc gặp muỗi trong rừng là chuyện bình thường và hiển nhiên sẽ xảy ra, nhưng các bạn đừng lo lắng, mình sẽ liệt kê vài nơi thường tụ tập: Rừng tre nứa là những nơi tập trung muỗi nhiều nhất! Rừng ẩm, kín gió, độ ẩm…

Nguyên Nhân Bên Trong: Tại Sao Trong Lều Có Nước Mà Trời Không Mưa?

Trời ơi, sao không mưa mà trong lều lại có nước? Rất nhiều bạn đã gặp tình huống này khi đi cắm trại, do lều chống thấm không tốt ư? Không phải. Hiện tượng đọng nước bên trong hầu hết lều nào cũng có, nhất là ở những khu vực có nhiệt độ lạnh. Cùng tìm hiểu vấn đề này nhé! Nguyên nhân: trong không khí luôn tồn tại hơi nước (hơi nước từ hơi thở, từ dưới đất, trong các vật dụng như…

Lạnh lưng khi ngủ trong lều

LẠNH LƯNG KHI NGỦ TRONG LỀU NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI QUYẾT

LẠNH LƯNG KHI NGỦ TRONG LỀU BỞI NGUYÊN NHÂN: Lạnh lưng khi ngủ trong lều do cách dựng lều chưa đúng: Vải lều thường không cách nhiệt tốt và không giữ nhiệt tốt bằng vật liệu như gạch hoặc bê tông. Do đó, nhiệt độ của không gian trong lều có thể dễ dàng bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ bên ngoài, làm cho bạn cảm thấy lạnh lưng khi ngủ trong lều, đặc biệt là từ mặt đất. Lạnh lưng khi ngủ trong…

Phương Pháp Sơ Chế Đồ Ăn Khi Đi Rừng: Bí Quyết Thực Hiện Đầy Đủ và Ngon Miệng

Đã bao giờ các bạn tổ chức đi chơi dã ngoại theo nhóm, nhưng phân vân không biết chuẩn bị đồ ăn bao nhiêu là đủ, hoặc chuẩn bị xong thì dư thừa chưa? Và sơ chế như thế nào để khỏi bị hư hoặc có mùi. Đừng lo, đây là thực đơn theo nhóm và cách sơ chế cực kỳ đơn giản mà tụi mình đã làm từ lâu và luôn chuẩn bị như này, hãy cùng xem nhé! Khẩu phần từng người…

Chọn Dép Đi Rừng Hoàn Hảo: Hướng Dẫn Tối Ưu Cho Chuyến Phiêu Lưu Trong Rừng

Nếu “Cái răng cái tóc là góc con người”, thì dép mang đến sự thoải mái bởi khi lên xuống xe (nhất là xe giường nằm) việc tháo, buộc giày khá tốn thời gian và rườm rà hoặc khi đã tới bãi trại, bạn cần một đôi dép để thoáng chân, khi tắm rửa sẽ luôn thoải mái hơn. Dép cross: về hình dáng bên ngoài thì Cross dường như là nữ hoàng của các mẫu dép vì kiểu dáng đẹp, thường làm bằng…

Khám Phá Mùa Chơi Đa Dạng Trong Hoạt Động Dã Ngoại: Sự Thay Đổi Của Thiên Nhiên

Câu “Đông tiến Bắc – Hạ về Nam” có lẽ dành cho hầu hết những kẻ lang thang ở miền Nam. Bởi mùa đông là mùa leo núi phía Bắc lạnh quéo gió, còn mùa hạ là mùa trở về rong ruổi trong những cánh rừng ở miền Nam, dù nắng há mồm. Ở miền Bắc: tháng 10 mùa lúa chín, tạo nên những ruộng bậc thang vàng rực rỡ, tháng 11 là mùa leo núi, săn mây và sau đó là ngắm hoa…

Tháng 12 – Thời Điểm Lạnh Nhất Tại Đà Lạt: Kinh Nghiệm Du Lịch và Lựa Chọn Trang Phục

Câu trả lời là tháng 12 các bạn nhé, tháng 12 thì trời bắt đầu lạnh và kéo dài đến lễ Giáng Sinh. Mình thích cái lạnh Đà Lạt, mọi người thường bảo rằng dẫn người yêu đi Đà Lạt thì về sẽ chia tay. Nhưng mình đã có người yêu đâu! Để rồi tháng 12 lách cách một mình, leo lên xe giường nằm, làm một giấc ngon lành. Sáng tỉnh dậy đã thấy cái lạnh thổi buốt vào từng kẽ tóc. Nào…

Lưu Ý Khi Cắm Trại Ven Biển: Bảo Vệ An Toàn và Tận Hưởng Cuộc Phiêu Lưu Dã Ngoại

Mình không thích cắm trại ven biển tí ti nào luôn. Vì sao? Dù cắm trại trên bãi cát dài trắng phau, sóng biển vỗ rì rào nghe thích tai đấy nhưng mình không thích! Đầu tiên, mình không thích cái vị mặn mòi của biển. Tắm xong lên bờ, người cứ rít rít khó chịu. Thứ hai, ở biển chẳng ngủ nướng được, cỡ 4h sáng là mặt trời đã nhú lên, nắng và nóng. Một con heo lười như mình thì chịu…

Lưu Ý Quan Trọng Khi Cắm Trại Bên Bờ Hồ: Đảm Bảo An Toàn Cho Trải Nghiệm Dã Ngoại

Có lần cắm trại ở hồ Đa Mi, nước hồ dâng, cái lều cứ dập dềnh nửa trên bở nửa dưới nước, ngủ say cả đêm chẳng hay sáng ra mới biết. Cũng may, vải lều tốt chứ không thì “xung quanh mình toàn là nước ey…ey” Cắm trại ven hồ, mình nghĩ mùa khô thì không sao. Nhưng mùa mưa chút chút ấy, nên tìm hiểu về mực nước dâng. Có thể nước đầu nguồn về nhiều, chảy vào lòng hồ khiến lượng…

Lưu Ý Khi Cắm Trại Trên Đồi: Bảo Đảm An Toàn và Trải Nghiệm Thú Vị

Ngoài chuyện sợ gió thổi lều bay như khinh khí cầu, thì ngủ trên đồi cực thích, đây là nơi có góc view tuyệt nhất! Miễn đừng phải leo quá mệt, nếu có xe chạy tới điểm cắm trại trên đồi thì chẳng lo gì. Cái cảm giác đứng ở trên ngọn đồi cao, nhìn ánh hoàng hôn lúc chiều tà, nó đã lắm! Màu nắng vàng chuyển dần qua đỏ rồi tắt dần khi bóng tối dần buông, đêm trên đồi se lạnh,…