• LẠNH LƯNG KHI NGỦ TRONG LỀU BỞI NGUYÊN NHÂN:

    • LẠNH LƯNG KHI NGỦ TRONG LỀU
      Lạnh khi ngủ trong lều vì lí dó gì? cùng tìm hiểu…
    • Lạnh lưng khi ngủ trong lều do cách dựng lều chưa đúng: Vải lều thường không cách nhiệt tốt và không giữ nhiệt tốt bằng vật liệu như gạch hoặc bê tông. Do đó, nhiệt độ của không gian trong lều có thể dễ dàng bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ bên ngoài, làm cho bạn cảm thấy lạnh lưng khi ngủ trong lều, đặc biệt là từ mặt đất.

      Lạnh lưng khi ngủ trong lều do sự truyền nhiệt từ cơ thể ra môi trường bên ngoài: Một số lều có tấm lót nhỏ hoặc không có lớp cách nhiệt dưới nền lều, làm cho nhiệt từ cơ thể dễ dàng truyền qua đất. Điều này làm lưng bạn tiếp xúc trực tiếp với không gian lạnh, làm tăng khả năng bạn cảm thấy lạnh lưng khi ngủ trong lều

      Lạnh lưng khi ngủ trong lều do khí lạnh từ đất bốc lên: Nhiệt độ của đất thường thấp hơn so với nhiệt độ của không khí, đặc biệt vào ban đêm. Khi bạn nằm trên một lớp mỏng của túi ngủ hoặc mat, lưng bạn có thể tiếp xúc với nền đất lạnh, tạo cảm giác lạnh lưng khi ngủ trong lều.

      Lạnh lưng khi ngủ trong lều do thiết kế lều chưa có tính năng chống lạnh và giữ nhiệt: Một số lều thiết kế với các khe hở nhỏ hoặc các vùng không kín đáo, cho phép không khí lạnh xâm nhập vào lều và làm cho không gian bên trong cảm thấy lạnh lưng khi ngủ trong lều

      VÀ GIẢI QUYẾT LẠNH LƯNG KHI NGỦ TRONG LỀU:

      Dựng lều đúng cách giúp tránh lạnh lưng khi ngủ trong lều:

      Lựa chọn vị trí lắp đặt: Vị trí cắm lều có thể ảnh hưởng lớn đến nhiệt độ bên trong lều. Tránh các vị trí có nguy cơ lạnh gió, như dưới các cây hoặc trên mặt đất ẩm ướt. Chọn vị trí cách trạm trại xa các cửa lều hoặc cổng, vì nơi này thường có luồng không khí lạnh vào trong.

      Hướng đặt cửa lều: Đặt cửa lều hướng vào phía gió để giảm thiểu tác động của gió lên lều. Điều này giúp giảm nguy cơ luồng không khí lạnh thấm vào lều.

      Cách lập dựng lều: Lều cần được lập dựng chặt chẽ để ngăn gió thổi vào các khe hở. Hãy đảm bảo cọc và dây cột được cài đặt một cách đúng đắn và vững chắc.

      Sử dụng tấm lót lều cách nhiệt giúp tránh lạnh lưng khi ngủ trong lều:

      Tấm lót lều cách nhiệt: Sử dụng tấm lót lều có khả năng cách nhiệt tốt để ngăn tác động của đất lạnh lên phần dưới của bạn. Tấm lót cách nhiệt cũng giúp tạo một lớp bảo vệ thêm chống ẩm và lạnh.

      Theo dõi nhiệt độ môi trường giúp tránh lạnh lưng khi ngủ trong lều:

      Thời tiết và mùa: Nhiệt độ môi trường là yếu tố quan trọng. Trong thời tiết lạnh, cảm giác lạnh lưng có thể tăng lên. Hãy kiểm tra dự báo thời tiết và chuẩn bị trang bị phù hợp cho điều kiện thời tiết.

      Chất liệu và thiết kế lều đáp ứng yêu cầu giúp tránh lạnh lưng khi ngủ trong lều:

      Chất liệu vải lều: Loại vải lều cũng có ảnh hưởng đến cách cách nhiệt và cản gió. Lều được làm từ chất liệu cách nhiệt và chống thấm nước sẽ giúp giữ nhiệt và ngăn nước thấm vào lều.

      Thiết kế lều: Một số lều có thiết kế tốt hơn trong việc giữ nhiệt và chống gió hơn. Lựa chọn lều có cửa chống gió, tấm chống nước và đảm bảo các khe hở được đóng kín khi cần.

      Trang bị cá nhân đầy đủ giúp tránh lạnh lưng khi ngủ trong lều:

      Túi ngủ chất lượng: Chọn túi ngủ chất lượng với chỉ số nhiệt độ đủ ấm phù hợp với nhiệt độ dự kiến. Túi ngủ ít thích hợp có thể làm bạn cảm thấy lạnh lưng khi ngủ trong lều.

      Áo ngủ: Mặc áo ngủ ấm áp, chất liệu thấm hút mồ hôi để tránh ẩm ướt.

      Kết hợp những biện pháp trên sẽ giúp bạn giảm thiểu cảm giác lạnh lưng khi ngủ trong lều và tạo môi trường ngủ ấm áp và thoải mái hơn. Hãy lưu lại bài viết này để tìm hiểu kỹ hơn về các vấn đề gặp phải khi đi du lịch dã ngoại, các bạn nhé!

Đã bao giờ các bạn tổ chức đi chơi dã ngoại theo nhóm, nhưng phân vân không biết chuẩn bị đồ ăn bao nhiêu là đủ, hoặc chuẩn bị xong thì dư thừa chưa? Và sơ chế như thế nào để khỏi bị hư hoặc có mùi. Đừng lo, đây là thực đơn theo nhóm và cách sơ chế cực kỳ đơn giản mà tụi mình đã làm từ lâu và luôn chuẩn bị như này, hãy cùng xem nhé!

Thường, với thịt gà thì 04 người sẽ ăn 1 con (khoảng 1,5kg)

thịt heo thì 04 người sẽ ăn khoảng 1kg

Siêu thị có bán gói ướp gia vị, đủ các loại vị cho bạn lựa chọn. Tuy nhiên, tụi mình từng gặp tình huống là trong gói gia vị có quá nhiều đường nên khi nướng chỉ cần không để ý xoay đều là thức ăn dễ bị cháy.

Cách chuẩn bị và ướp gia vị trước chuyến đi, tùy mỗi người muốn ướp như thế nào với các loại gia vị như nước mắm, bột nêm, tỏi, tiêu, hành. Hỗn hợp này giúp cho thịt đậm đà, có thể không cần phải làm nước chấm.

Cách của tụi mình: thường ướp một ít muối rồi bỏ vào hộp kín trước khi mang đi, cách làm này không nhằm mục đích là cho thịt thấm gia vị mà chỉ đơn giản là giữ cho thịt khỏi hư. Tới nơi, thịt vẫn giữ được độ tươi ban đầu, lấy ra nướng và việc cần làm là chuẩn bị một bát nước chấm thật ngon. Cách làm đơn giản này lại vô cùng hiệu quả, ít tốn kém nữa đó các bạn.

Nếu “Cái răng cái tóc là góc con người”, thì dép mang đến sự thoải mái bởi khi lên xuống xe (nhất là xe giường nằm) việc tháo, buộc giày khá tốn thời gian và rườm rà hoặc khi đã tới bãi trại, bạn cần một đôi dép để thoáng chân, khi tắm rửa sẽ luôn thoải mái hơn.

Vậy, bạn sẽ chọn loại dép nào?

 

 

 

 

Câu “Đông tiến Bắc – Hạ về Nam” có lẽ dành cho hầu hết những kẻ lang thang ở miền Nam. Bởi mùa đông là mùa leo núi phía Bắc lạnh quéo gió, còn mùa hạ là mùa trở về rong ruổi trong những cánh rừng ở miền Nam, dù nắng há mồm.

Lựa chọn thời gian cho hành trình là quan trọng, chẳng như con bạn mình đi toàn gặp mưa nên được tôn làm Thánh Mưa luôn. Chưa kể mỗi vùng với mỗi khung thời gian khác nhau sẽ tạo nên những vẻ đẹp riêng. Chỉ cần nằm lòng mùa đông thì ra Bắc – mùa hạ lại về Nam. Vậy là sẽ không bị hụt những mùa đẹp nhất!

Câu trả lời là tháng 12 các bạn nhé, tháng 12 thì trời bắt đầu lạnh và kéo dài đến lễ Giáng Sinh.

Mình thích cái lạnh Đà Lạt, mọi người thường bảo rằng dẫn người yêu đi Đà Lạt thì về sẽ chia tay. Nhưng mình đã có người yêu đâu! Để rồi tháng 12 lách cách một mình, leo lên xe giường nằm, làm một giấc ngon lành. Sáng tỉnh dậy đã thấy cái lạnh thổi buốt vào từng kẽ tóc. Nào là sữa đậu nành ha, nào là khoai lang mật ha, ăn cho đã chứ…mai mốt về phố thị, đâu còn cảnh này.

Thường mình sẽ nằm ở homestay cuộn tròn ngủ một giấc, nhưng lâu lâu “dỡ chứng dỡ nết” muốn đổi gió thì book một tour cắm trại ven hồ Tuyền Lâm, tối ăn thịt nướng, nhâm nhi chút rượu cần, cười hớn hở như mỡ gặp chảo với những bạn cùng tour bên rừng lá phong. Khuya, chui vào chiếc lều thật “vintage”, kéo túi ngủ trùm kín đầu. Vậy là sướng nhất!

Mình không thích cắm trại ven biển tí ti nào luôn. Vì sao?

cắm trại trên bãi cát dài trắng phau, sóng biển vỗ rì rào nghe thích tai đấy nhưng mình không thích! Đầu tiên, mình không thích cái vị mặn mòi của biển. Tắm xong lên bờ, người cứ rít rít khó chịu. Thứ hai, ở biển chẳng ngủ nướng được, cỡ 4h sáng là mặt trời đã nhú lên, nắng và nóng. Một con heo lười như mình thì chịu sao nổi chứ. Còn nữa nha, ban đêm ở biển thì rất mát với gió thổi vi vu nhưng cỡ 2h sáng là trời lặng gió, thánh thần ơi…toàn là muỗi, muỗi kêu át cả tiếng sóng.

Đã nóng mà còn muỗi thì thôi, mình chẳng chơi! Mấy bạn khác mình, nếu yêu thích biển, có đi cắm trại ven biển thì bạn nhớ xem mùa gió, mùa biển động nữa nha. Thường mưa sẽ từ tháng 10 đó các bạn, tháng 12 lâu lâu cũng có vài cơn bão muộn. Các bạn nhớ chú ý kỹ nghen.

Có lần cắm trại ở hồ Đa Mi, nước hồ dâng, cái lều cứ dập dềnh nửa trên bở nửa dưới nước, ngủ say cả đêm chẳng hay sáng ra mới biết. Cũng may, vải lều tốt chứ không thì “xung quanh mình toàn là nước ey…ey”

Cắm trại ven hồ, mình nghĩ mùa khô thì không sao. Nhưng mùa mưa chút chút ấy, nên tìm hiểu về mực nước dâng. Có thể nước đầu nguồn về nhiều, chảy vào lòng hồ khiến lượng nước nhanh thay đổi. Ngập lều thì cũng không sao, vì vẫn còn đang ở ven bờ, chỉ cần kéo lều lên là được. Nhưng mà nửa đêm thức dậy vì nước ngập thì hơi lằng nhằng.

Rút kinh nghiệm từ hồ Đa Mi, mỗi lần cắm trại ven hồ mình thường hỏi dân bản địa như ông đó lái chù, nhầm…ông chú lái đò về mực nước dâng cho an tâm.

Ngoài chuyện sợ gió thổi lều bay như khinh khí cầu, thì ngủ trên đồi cực thích, đây là nơi có góc view tuyệt nhất! Miễn đừng phải leo quá mệt, nếu có xe chạy tới điểm cắm trại trên đồi thì chẳng lo gì. Cái cảm giác đứng ở trên ngọn đồi cao, nhìn ánh hoàng hôn lúc chiều tà, nó đã lắm! Màu nắng vàng chuyển dần qua đỏ rồi tắt dần khi bóng tối dần buông, đêm trên đồi se lạnh, khoác chiếc áo ấm mà xuýt xoa.

Nhưng mà… trên đồi mình ngán nhất là kiếm củi, kiếm nước. Đôi khi, ở các đồi cỏ tranh kiếm không ra củi luôn đấy. Nên cứ phải mang than theo, đúng như câu cha ông ngày xưa hay khịa “vác củi về rừng”. Cũng phải mang thôi, không có thì lấy gì mà đốt lửa nướng thịt chứ.

À, mà quên…Ngủ trên đồi, sáng thức dậy bạn còn được đón bình minh tuyệt đẹp hoặc biển mây nữa nhé (tất nhiên là nếu may mắn) chứ mà đón mưa thì xác định ướt lều nha.

Ven suối là chỗ ở của ma, người Raglai quan niệm thế!

Nhưng với mình ngủ bên suối là cảm giác thú vị nhất, bởi có sẵn nguồn nước bên cạnh. Đầu tiên, là không phải lo lắng về việc thiếu nước. Suối của rừng cứ lấy nấu café, cơm canh thoải mái. Nếu thấy nóng thì nhảy xuống tắm, sạch sẽ sảng khoái. Ở suối thì hơi ồn đấy, nhưng đêm về nằm trên võng nghe tiếng nước chảy róc rách thì lại rất thích. Suối dịu dàng và êm ái như một bản nhạc thiên nhiên.

Thật bình yên!

Chưa kể, bên suối thì cây cối thường rậm, có cây lớn che bóng mát nên người ngủ ở đây phải gần trưa mới cảm nhận được ánh nắng mặt trời. Điều này thích hợp với người có tật ngủ nướng như mình, có khi sáng bảnh mắt còn chưa dậy.

Mình thường chọn một lối đi xuống suối và lấy nước một chỗ. Việc này nếu lặp lại nhiều, sẽ tạo một lối mòn xuống suối thuận tiện, làm “bến nước” thật đẹp để mọi người lấy nước chung. Bạn không cần mon men lên cao gần nguồn để lấy nước, bởi nếu ai cũng làm thế thì càng khiến nước đục thêm đấy ạ.

Chương 1: Đau Mắt Đỏ Ở Phố

Đau mắt đỏ (Viêm kết mạc) là tình trạng viêm nhiễm mắt thường gặp do vi khuẩn, virus hoặc dị ứng gây ra. Bệnh dễ lây qua đường hô hấp, hay tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với dịch rỉ mắt của người bệnh. Bệnh rất thường gặp và dễ điều trị.

  1. Đau mắt đỏ chữa như thế nào?

Khi đau mắt đỏ, bạn không nên tự điều trị, cần đến khám ngay với bác sĩ chuyên khoa mắt để được khám và chẩn đoán ,điều trị vì có những trường hợp đau mắt đỏ do viêm loét giác mạc, viêm màng bồ đào, viêm nội nhãn …Tùy vào nguyên nhân gây đau mắt đỏ, bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị thích hợp:

  1. Biện pháp phòng và tránh lây đau mắt đỏ

Sử dụng khăn, vật dụng cá nhân riêng trong gia đình và nơi làm việc; Không dụi mắt, Rửa tay thường xuyên đặc biệt sau khi ở nơi công cộng; Sử dụng dung dịch vệ sinh tay; Mang kính bảo vệ mắt khi ra ngoài; Bổ sung các chất dinh dưỡng như vitamin C, A, E…

Khi bị đau mắt đỏ, người bệnh nên nghỉ học hoặc nghỉ làm vài ngày cho đến khi khỏi hẳn để tránh lây bệnh ra cộng đồng ; Khi sử dụng thuốc nhỏ mắt, không nên để đầu lọ thuốc chạm vào mắt và lông mi vì sẽ làm vi khuẩn bám vào lọ thuốc; Giữ vệ sinh để đảm bảo không lây truyền cho người xung quanh bằng cách rửa tay thường xuyên trước và sau khi chạm vào mắt.

Đau Mắt Đỏ
Đau Mắt Đỏ

Và điều quan trọng nhất: Hãy chuẩn bị sẵn các loại thuốc dùng để phòng bệnh, trị bệnh theo kê đơn của bác sĩ, hoặc tư vấn của nhân viên y tế. Các bạn nhé!

Chương 2: Túi Y Tế Dã Ngoại: Sự An Toàn Bên Bạn Trên Mọi Cuộc Hành Trình có thực sự quan trọng?

Điều mình luôn dặn lòng trước khi vào rừng là “trong rừng bất cứ tình huống nào cũng có thể xảy ra”. Suốt hành trình, ta đi qua rất nhiều địa hình và có thể sẽ gặp những vấn đề về sức khỏe. Vậy nên, điều tiên quyết là phải chuẩn bị vật dụng y tế.

Theo mình thấy, thực sự có rất ít người mang theo túi y tế khi đi trekking. Thường có hai lí do chính, là chủ quan không cần hoặc nghĩ rằng người dẫn đường sẽ mang theo. Nhưng trong hành trình, người dẫn đường có thể đi trước bạn, rất xa bạn nên nếu gặp chấn thương bạn sẽ phải chờ đợi. Nhất là các bạn có yếu tố bệnh lý riêng như tụt canxi, huyết áp càng nên chuẩn bị cho riêng mình. Vậy chuẩn bị như thế nào, phân loại ra sao? Mình xin chia sẻ túi y tế của mình, gồm có các nhóm thuốc cơ bản như sau:

Túi Y Tế Dã Ngoại
Túi Y Tế Dã Ngoại
  1. Nhóm thuốc dùng ngoài da:

2. Nhóm thuốc uống điều trị:

 

 

Nhạy cảm, nghĩa là khi được thể hiện sẽ khiến nhiều người cảm thấy không phù hợp. Không phải cứ vào rừngan toàn, có những vùng rừng với đặc điểm riêng của nó thì sẽ không hề an toàn chút nào. Tính mạng của bạn có thể như sợi lông hồng bay phấp phới!

75% cơ thể bạn là nước, giúp cơ thể thoải mái, giàu năng lượng. Nước dùng đánh răng rửa mặt, nấu ăn, pha trà, nấu mỳ gói, … Vậy nên hãy chung tay bảo tồn nước! “Nước là bạn – không phải là đồ uống”.

Khi đi rừng, chúng ta có uống nhiều nước không? Câu trả lời phụ thuộc vào khí hậu, độ cao, đặc điểm tuyến đường và tất nhiên là phụ thuộc ở nhu cầu của mỗi người. Thường một người sẽ uống 1l – 2l nước mỗi ngày (tùy khả năng từng người).