Các loài ong thông thường, khi bị đốt thường không gây nguy hiểm, trừ trường hợp bị các loài ong như ong vò vẽ, ong bắp cày và một số loài ong vùng rừng núi. Khi bị ong đốt biểu hiện đầu tiên của người bị đốt đó là đau rát, nếu nặng có thể bị tím tái, sốc, trụy tim mạch, thậm chí dẫn đến tử vong rất đáng tiếc nếu bị đốt quá nhiều và không có biện pháp sơ cứu kịp thời. Vết ong đốt thường rất đau và khó chịu. Vậy cần làm phòng tránh và sơ cứu như thế nào khi bị ong đốt?
- Phản ứng nhanh khi xử lý tại chổ
Nọc độc càng để lâu càng thấm sâu vào máu và gây nhức nhối, khó chịu nhiều hơn, vì vậy nên nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi khu vực nguy hiểm. Sau đó, đặt nạn nhân nằm yên một chỗ, tránh cử động nhiều để hạn chế độc tố lan truyền trong cơ thể.
- Lấy kim ra: Khi bị ong đốt (vì chúng ta thường gặp loài ong này nhất), mũi kim dính vào da tiếp tục bơm độc tố trong vài phút. Vì thế, cần lấy kim ra càng nhanh càng tốt, tránh để còn lại ngòi bên trong vết đốt, nó sẽ làm vết đốt phù nề và lâu khỏi hơn. Đa số trường hợp thông thường, mũi kim cắm vào da không sâu lắm. Lưu ý: tuyệt đối không dùng tay nặn để lấy ngòi vì độc tố có thể sẽ vỡ, làm cho độc tố lan ra và thấm sâu hơn vào cơ thể.
- Sát trùng vết chích: Sau khi lấy kim ra, bạn rửa sạch những chỗ có vết chích bằng xà phòng và nước ấm hoặc dung dịch sát trùng.
- Đưa ngay nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất
Sau khi sơ cứu, người bị ong đốt cần được chăm sóc và theo dõi cẩn thận, cần đưa ngay nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời, đặc biệt khi có các biểu hiện bệnh nặng hơn với các biểu hiện khó chịu như: đau nhiều, sưng nề nhiều vùng bị đốt, mẩn ngứa, khó thở, mệt nhiều. Không nên tự dùng thuốc (dù là thuốc y học cổ truyền hay thuốc tân dược), có thể ảnh đến tính mạng.